Trang chủGIỚI THIỆUGiới thiệu: Một người con họ Phạm

Giới thiệu: Một người con họ Phạm

                                          Đại sứ Phạm Sanh Châu

             ứng cử chức Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021

Pham_sanh_chau_1

Ông Phạm Sanh Châu sinh ngày 19 tháng 9 năm 1961 tại Myanmar, nguyên quán tại xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơntỉnh Hà Tĩnh. Sinh ra trong một gia đình ngoại giao, Phạm Sanh Châu được thừa hưởng truyền thống gia đình và nền tảng văn hóa Việt Nam, đồng thời sớm được trải nghiệm, tiếp thu nhiều nền văn hóa bản địa Myanmar nơi ông được sinh ra, nền văn hóa Slav và Trung Đông vào thời niên thiếu khi theo gia đình đi công tác. Ông được đào tạo bài bản tại Việt Nam và nhiều nước châu Âu. Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp.

Phạm Sanh Châu bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm 1983 với trách nhiệm theo dõi các hoạt động chung của Liên hợp quốc và vấn đề về nhân quyền. Ông được Nhà nước Việt Nam cử làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Lúc-xăm-bua và Trưởng đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (2011-2014). Qua đó, ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm ngoại giao, hiểu biết quan hệ quốc tế cũng như trực tiếp tham gia vào các hoạt động đàm phán quan trọng như Hiệp định tự do thương mại EUViệt Nam, thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định đối tác EUViệt Nam.

Năm 1999-2003, ông là người trẻ tuổi nhất được bổ nhiệm làm Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh UNESCOParisCộng hòa Pháp, đồng thời, được Nhà nước Việt Nam cử làm Đại diện của Chủ tịch nước Việt Nam tại Cộng đồng Pháp ngữ (2000-2003). Trải qua việc đảm đương những cương vị này, ông hiểu rõ về Tổ chức và có những đóng góp cụ thể vào các hoạt động của UNESCO, đặc biệt các đóng góp mang ý nghĩa lâu dài cho vai trò, vị thế và sự phát triển của UNESCO như khi tham gia soạn thảo Công ước 2003 về di sản văn hóa phi vật thể[4], làm Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành UNESCO năm 2001 và Chủ tịch nhóm soạn thảo Công ước 2005 về đa dạng biểu đạt văn hóa[5]. Từng là Chủ tịch nhóm các Đại sứ khu vực Châu Á-Thái Bình

Dương tại UNESCO (2002), ông tham gia điều phối quan hệ giữa các quốc gia thành viên với tổ chức UNESCO và góp phần tạo đồng thuận để triển khai trên thực tế các ý tưởng của UNESCO.

Từ năm 2007 đến 2011 và từ 2014 đến 2016, ông đồng thời giữ chức vụ Tổng Thư ký[6] Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam[7][8] và Vụ trưởng, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam là cơ quan điều phối của 06 Bộ, ngành: Bộ Ngoại giaoBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBộ Giáo dục và Đào tạoBộ Thông tin Truyền thôngBộ Khoa học Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phạm Sanh Châu là chuyên gia về di sản của Việt Nam, trực tiếp tham gia xây dựng các hồ sơ di sản. Ông vừa là nhà quản lý của Việt Nam trong các lĩnh vực của UNESCO, vừa là người truyền bá, trực tiếp giảng dạy, góp phần đưa các ý tưởng lớn của UNESCO về giáo dục, khoa học, thông tin như xóa mù chữ, học tập suốt đời, xã hội học tập, thúc đẩy bình đẳng giới, chung tay vì di sản, mô hình tăng trưởng xanh… vào thực tiễn ở Việt Nam.

Đại sứ Phạm Sanh Châu, Đặc phái viên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, Đại diện Việt Nam tại Hội đồng Chấp hành UNESCO, là người được đề cử cho vị trí quan trọng này của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO). Đây là lần đầu tiên một nhà ngoại giao Việt Nam được đề cử làm ứng viên cho vị trí Tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021; ra ứng cử làm người đứng đầu một cơ quan quan trọng thuộc Liên Hợp Quốc. Lễ công bố đề cử được Bộ ngoại giao tổ chức ngày 30/7 tại Đà Nẵng với sự hiện diện của đại diện một số tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Cuộc bỏ phiếu kín bầu tân Tổng Giám đốc UNESCO sẽ được tiến hành vào tháng 11/2017 tại Đại hội của UNESCO.

LHQ đã công bố danh sách 9 ứng cử viên cho cương vị Tổng Giám đốc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO). Vị trí này có nhiệm kỳ 4 năm và có thể được bổ nhiệm thêm nhiệm kỳ 4 năm nữa. Trong danh sách này có Đại sứ Phạm Sanh Châu, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao. Danh sách các ứng cử viên bao gồm 6 nam và 3 nữ. Cụ thể gồm: Bà Moushira Khattab, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập, nguyên Bộ trưởng Y tế, đại diện cho châu Phi; Ông Hamad bin Abdulaziz al-Kawari, Cố vấn Cao cấp của quốc vương Qatar, nguyên Bộ trưởng Văn hoá, Nghệ thuật và Di sản. Ông Saleh al-Hasnawi, nguyên Bộ trưởng Y tế Iraq; Bà Vera el-Khoury Lacoeuilhe, Cố vấn Cao cấp Bộ Văn hoá Lebanon; Ông Juan Alfonso Fuentes Soria, nguyên Phó Tổng thống Guatemala, đại diện cho châu Mỹ; Ông Polad Bulbuloglu, nguyên Bộ trưởng Văn hoá Azerbaijan, đại diện nhóm Đông Âu; Ông Qian Tang của Trung Quốc (Trợ lý Tổng Giám đốc Unesco, phụ trách Giáo dục); Bộ trưởng Văn hoá Pháp, bà Audrey Azoulay và ông Phạm Sanh Châu.

Theo quy định của UNESCO, 9 ứng viên sẽ trải qua cuộc tham vấn trong kỳ họp thứ 201 của Ban chấp hành UNESCO, dự kiến tổ chức vào ngày 26-27/4. Cuộc bỏ phiếu kín bầu tân Tổng Giám đốc UNESCO sẽ được tiến hành vào tháng 11/2017 tại Đại hội của UNESCO.

Đại sứ Phạm Sanh Châu đã được Vinh danh với các Danh hiệu cao quí như:

Huân chương Danh dự Đại thập Hoàng gia hạng Nhất[9] (Vương quốc Bỉ)2015
Huân chương Lao động hạng Hai (Việt Nam)2012
Phong hàm Đại sứ suốt đời (Việt Nam)2011
Huân chương Lao động hạng Ba (Việt Nam)2007
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (Việt Nam)2008, 2010, 2011, 2012
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Việt Nam)2002, 2003, 2008, 2010, 2011, 2014, 2015
Huân chương Cành cọ Hàn lâm[10] (Cộng hòa Pháp)2005

Ngày 06/4/2017 ( tức ngày 10 tháng 3 Đinh Dậu 2017) Ông Phạm Danh Châu cùng với nhiều thành viên trong gia đình đã đến dâng hương Thượng Thủy Tổ Họ Phạm Viêt Nam tại Phạm Tổ Linh Từ – Đình Ngoại xã Thanh Liệt, Thanh Trì Hà Nội . Tại đây ông Phạm Sanh Châu đã làm Lễ kính trình Thượng Thủy Tổ  trước khi lên đường (bay sang Pháp) để chuẩn bị cho cuộc tham vấn trong kỳ họp thứ 201 của Ban chấp hành UNESCO, dự kiến tổ chức vào ngày 26-27/4, tranh cử vào cương vị Tổng Giám đốc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO).

Thay mặt Thường trực Hội đồng toàn quốc Họ Phạm Việt Nam, TS.LS.Phạm Huỳnh Công , Phó Chủ tịch HĐTQ HPVN và bà Phạm Lệ Trường, Trưởng Ban Lễ tân – HĐTQ cùng một số thành viên thường trực HĐTQ đã cùng với đại diện Ban quản lý Đình Ngoại xã Thanh Liệt – Phạm Tổ Linh Từ-  đã  tiếp thân tình Gia đình ông Phạm Sanh Châu. Phó Chủ tịch HĐTQ HPVN- Phạm Huỳnh Công đã tâm sự với Đại Sứ Phạm Sanh Châu là “ Cầu mong được Cụ Thượng Thủy Tổ  và các bậc Tiên Tổ phù hộ độ trì cho con cháu dòng họ và cho Gia đình Đại sứ Phạm Sanh Châu. Anh em chúng tôi đang sát cánh bên nhau, nỗ lực hết mình vì sự nghiệp Văn hoá của dân tộc Việt nam.Gần 8 triệu bà con họ Phạm trên dải đất Hình chữ S và kêu gọi gần 100 triệu người Việt Nam, hãy ủng hộ cho chú Phạm Sanh Châu đắc cử  vào vị trí Tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021”.

.

                                                                Ban Thông tin tư liệu- HĐTQ.HPVN

 

 

 

 

 

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments