Trang chủHOẠT ĐỘNG DÒNG HỌGIA PHẢ TỘC PHẠM LONG HỘI, QUẢNG NAM

GIA PHẢ TỘC PHẠM LONG HỘI, QUẢNG NAM

Nước có quốc sử ngàn xưa để lại. Dòng họ thì cũng thế. Nước có nguồn mới chảy ra ngàn sông muôn suối, cây có cội mới trổ ra ngàn nhánh muôn hoa, người phải có ông bà mới sinh ra con cháu nối dõi, dài dòng lớn họ, đó là lẽ tất nhiên mà ai cũng biết.

          Trong quá trình hình thành đất nước Việt Nam, qua các triều đại cai trị luôn thay đổi, chiến tranh thiên tai, người dân luôn gặp khó khăn, mãi lo cho cuộc sống hằng ngày, nên việc cội nguồn, tổ tiên, dòng họ theo thời gian cũng có phần nào bị phai lãng, những biến cố làm thất lạc giấy tờ gia phả. Rất may gia phả bằng chữ Hán của tộc Phạm Long Hội còn gần như nguyên vẹn. Ngày nay nước nhà độc lập cuộc sống yên ổn, các dòng họ xây dựng lại từ đường, tộc phả để con cháu hậu sinh biết rõ được cội nguồn của dòng họ mình, theo huyết thống.

          Phủ Thăng Ba, Quảng Nam Thừa Tuyên, Tổng Phúc Khương Thượng, huyện Diên Phúc, Phủ Điện Bàn Xưa. Các tiền bối hợp lại bàn việc bổ sung thêm vào bản gia phả cho đầy đủ. Làng Long Hội, xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ngày nay, cách nay khoản 600 năm trước thời vua Lê Thánh Tông lên ngôi trị vì.

          Kính nghỉ, ngày xưa ông thủy tổ của chúng ta từ ngoài Bắc vào Nam khai khẩn đất đai, ba anh em kết nghĩa là tộc PHẠM, tộc NGUYỄN, tộc TRƯƠNG, thành lập Châu Long Hội lưu truyền lại cho con cháu đến ngày hôm nay, về sau này có thêm tộc MAI.

          Vì ân đức tiên linh gia tộc, con cháu cố gắng sắp xếp thứ tự lịch đợi cho rõ ràng thành bộ tộc phả của gia tộc. Xin phép tổ tiên cho con cháu hậu sinh ghi rõ họ tên ông bà quá cố theo thứ tự để lại về sau cho con cháu biết rõ dòng họ mình. Nếu có thiếu sót hoặc sai, kính xin tổ tiên thứ lỗi, các thân tộc trong dòng họ thông cảm.

          Nói đến dòng họ thì nghĩa luôn thường rất khắc khe về thế thứ, nên con cháu trong họ phải tuân thủ thứ bậc để xưng hô cho đúng, tôn ti trật tự trên thuận dưới hòa, trong ngoài vui vẽ có nề nếp, có gia phong của một tộc họ theo huyết thống.

          Năm Tự Đức thứ 6 (1853) phụng tu lại gia phả các bậc tiền bối trong hợp bàn tính biện pháp khả thi để có tiền tổ chức cúng giỗ tổ tiên, chúng ta còn là con cháu hậu sinh phải nối tiếp con đường của ông cha đã làm thì vong linh tổ tiên quá cố được vui lòng, gia tộc cũng yên tâm.

          Tộc Phạm ở làng Long Hội, đã 4 lần xây dựng ngôi từ đường.

  • Lần 1: Xây dựng phía Nam sông Thu Bồn, bị thiên tai tàn phá.
  • Lần 2: Xây dựng phía Bắc sông Thu Bồn, vì sông Thu Bồn lỡ phái Nam, bồi phái Bắc, đến năm 1965 do chiến tranh Việt – Mỹ tàn phá.
  • Lần 3: Xây dựng năm 1989 tại nền cũ của lần 2, do thiên tai tàn phá.
  • Lần 4: Xây dựng năm 2000 trên đát Kỳ Lam, sau khi bị lụt lỡ và dân cư cũng dời xuống dưới đường xe lửa để định cư (sát đường xe lửa Kỳ Lam) năm 2000.

          Năm 1990 con cháu xây dựng lại phần mộ ông bà TIỀN HIỀN (mộ song hông) cải tang từ bến đường Bảo An, về làng Tư Phú Tây khoản năm 1960 tốt đẹp.

          Tộc Phạm ngày xưa có 6 phái, nhưng còn lại 2 phái, phái nhì và phái tư kết nối nhau cho đến ngày nay. Các phái 1-3-5-6 sinh hạ xuống được 8 đời, rồi không thấy ghi nữa, mà chẳng biết ở đâu ? Việc tìm kiếm rấtkhó khăn, chỉ có con cháu di xa quê luôn nhớ về cội nguồn mà nhắc nhở nhau tìm về quê cha đất tổ.

          Nếu chúng ta thờ ơ với dòng họ thì rất đắc tội với tổ tiên.

          Một là: Việc mất nguồn gốc ông bà, mà tộc nào cũng vậy.

          Hai là: Trong việc hôn phối lộn xộn, dẫn đến huyết thống bị suy đồi;

Hiện nay con cháu của quý ngài đã xây dựng 3 ngôi từ đường:

  • Một ngôi từ đường chính của họ cả ở Long Hội năm 2000.
  • Một ngôi từ dường Phạm Trần Ngọc tộc ở Tư Phú năm 1994.
  • Một ngôi từ đường họ Phạm ở Phú Lạc, Duy Hòa, Duy Xuân Quảng Nam năm 2010.

          Hiện trong họ có một số người, vì nhiều nguyên nhân nên phải khai họ khác là: Họ Trần, họ Võ, họ Hoàng.

          Tộc phả hiện nay năm 2006 mới ghi chép đến đời thứ 16 vậy mỗi phái cần ghi tiếp các thế hệ sau cho đầy đủ để lưu và báo về cho tộc cả cập nhật.

          Cây có cội, nước có nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, đó là đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Hy vọng đây là cơ hội để các thành viên trong tộc hội ngộ, tạo sự đồng cảm, bỏ qua những dị biệt, đoàn kết nhất trí xây dựng tộc họ càng ngày lớn mạnh, tương lai hạnh phúc, đó là nguyện vọng của tổ tiên và gia tộc.

          Ngày tốt mùa xuân năm khải định thứ 7 – 1922 phụng tu lại bảng gia phả cho đầy đủ. Cháu thừa tự của gia tộc, cung kính ghi chép lại mấy lời có tính cách kế thừa và giáo dục để về sau con cháu phải lưu ý noi theo lo tốt việc tộc.

          Để thế hệ sau hình dung được quá khứ của làng Long Hội xưa, kể từ lần xây dựng ngôi từ đường lần thứ 2 cho đến 1975, còn trước đó không rỏ.

                        Làng Long Hội:

  • Nam giáp làng Bảo An.
  • Tây giáp làng An Tế.
  • Đông giáp làng Kỳ Lam.
  • Bắc giáp làng Kỳ Lam.

          Kính trước tiên linh ông bà, sau toàn thể thân tộc. Do năng lực có hạn nên việc biên soạn còn nhiều khiếm khuyết, kính xin tổ tiên, sau các thân tộc của gia tộc thông cảm.

Vì lich sử của gia tộc, nếu trước đây không ghi đầy đủ thì các con cháu hậu sinh cũng đành chịu. Các thành viên trong gia tộc ai biết được chi tiết gì thì ghi bổ sung cho đầy đủ.

  • Về phái Nhì, dựa theo gia phả gốc bằng chữ Hán, của chi nhất, chi ba, và tài liệu của Phạm Văn Bảo (Sang) đời thứ 11.
  • Về phái Tư, dựa theo gia phả gốc bằng chữ Hán và bản dịch, và theo cuốn gia phả của Phạm Dy và cháu ngoại Trương Nguyên cháu đời thứ 11, cuốn gia phả phái tư mà Phạm Thanh Trúc, đời thứ 12 đã làm

Chi tiết gia phả, Quý vị tham khảo đường link phía dưới

https://drive.google.com/open?id=0B536cU6blCJ0RmVSXzd6QU9MZ0E

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments